Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Trĩ hỗn hợp và nguyên nhân gây ra trĩ hỗn hợp


Trĩ hỗn hợp là hiện tượng người bệnh xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc ở hậu môn. Bệnh trĩ hỗn hợp có mức độ phát triển phức tạp và việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ HỖN HỢP

Nhìn chung các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp là tương tự như với nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại, một số nguyên nhân chính là:

Táo bón có những biểu hiện là phân khô, cứng, thể dạng to, nên người bệnh phải rặn mạnh để tống phân ra ngoài, điều này khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, các tĩnh mạch bị kích thích hình thành nên các bó trĩ cả ở trong và ngoài hậu môn.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ như lười vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu, hậu môn bị viêm nhiễm… Phụ nữ trong thời kì mang thai và sau sinh, nam giới trong độ tuổi trung niên là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh trĩ hỗn hợp cao nhất.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ HỖN HỢP

Bó trĩ hình thành cả ở trong và ngoài hậu môn và liên kết với nhau thành một dải dài khiến hậu môn bị nghẹt, tắc và gây nhiều sưng đau, khó chịu cho người bệnh.

Các bó trĩ tăng cường tiết dịch khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt rất bất tiện.

Vùng da xung quanh hậu môn bị nhiễm trùng nặng, nổi nhiều mụn nhọt, viêm lỗ chân lông.

Chảy máu hậu môn là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trĩ, do bó trĩ nối từ trong ra ngoài gây tắc hậu môn nên người bệnh càng bị chảy máu nặng hơn.

Các bó trĩ gần như bịt kín hậu môn khiến việc đi đại tiện gặp rất nhiều khó khăn như đau rát, chảy máu, phân bị tắc lại.

BỆNH TRĨ HỖN HỢP NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO

Mức độ ảnh hưởng của bệnh trĩ hỗn hợp đến sức khỏe người bệnh lớn hơn rất nhiều so với bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Nếu không được điều trị sớm trĩ hỗn hợp sẽ khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu, bỏng rát hậu môn, nhiễm trùng nghiêm trọng, mất máu, làm rối loạn các hoạt động của cơ thể, biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, polyp đại trực tràng…

Bệnh trĩ hỗn hợp gây ra những tác động xấu đến tâm lý, sinh hoạt thường ngày của người bệnh, giảm hiệu quả, hiệu suất lao động, học tập. Để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp người bệnh phải đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sỹ khám và tư vấn phương án hiệu quả nhất.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HỖN HỢP

Những người mới bị trĩ hỗn hợp nhẹ có thể điều trị bệnh tại nhà theo đơn thuốc tây của bác sỹ. Các loại thuốc cần phối hợp sử dụng là thuốc uống (thuốc kháng sinh, thuốc giúp thành hậu môn vững chắc hơn, thuốc kích thích co trĩ), kem bôi ngoài da (làm lành tổn thương, giảm sưng đau, chống viêm nhiễm) và viên đặt hậu môn (giúp nhuận tràng, co bó trĩ, cầm máu và kháng viêm). Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc khá lâu và khó triệt để, nếu người bệnh không kiêng kị, phòng bệnh tốt bệnh có thể tái phát.

Những trường hợp bệnh nặng, đã có biểu hiện chảy máu nhiều thì phải áp dụng các phương pháp điều trị mạnh hơn. Người bệnh có thể thực hiện các thủ thuật như chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, quang đông bằng nhiệt hoặc phẫu thuật cắt bỏ bó trĩ. Tiểu phẫu cắt trĩ bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu là kỹ thuật điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tiên tiến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng khó chịu của bệnh, an toàn, triệt để, sẹo nhỏ, nhanh lành.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, khoai lang, sắn dây, uống đủ nước, tăng cường vận động giúp lưu thông máu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm pha muối để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh sớm đạt được hiệu quả hơn.

Blog chuyên về sức khỏe: https://chuabenhbachbienodautot.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét